Một số lưu ý khi mua bộ chuyển đổi quang điện

| Tin tức
800
Một số lưu ý khi mua bộ chuyển đổi quang điện

Một số lưu ý khi mua bộ chuyển đổi quang điện

Khái niệm converter quang

   Converter quang là thiết bị chuyển từ tín hiệu điện sang tín hiệu dạng quang và ngược lại. (chuyển quang sang điện).  Về mặt kỹ thuật có rất nhiều  thiết bị  chuyển đổi quang điện như vậy và thường để phận biệt chúng ta phải gọi tên thiết bị gắn với dạng chuẩn điện mà thiết bị đó chuyển đổi sang, ví dụ: converter quang Ethernet,  converter quang video audio, converter quang E1, converter quang RS232, RS422, RS485…  Theo ví dụ đó chúng ta thấy rõ ràng là có rất nhiều chuẩn tín hiệu điện tuy nhiên thuật ngữ chúng ta thường nghe nhất vẫn là “converter quang” hay “bộ chuyển đổi quang điện”, trong khi thật ra phải nói đầy đủ là: converter quang Ethernet hoặc bộ chuyển đổi quang điện Ethernet. Đó là thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu quang sang tín hiệu Ethernet, đầu nối (connector) RJ45 - là giao diện phổ biến nhất hiện nay mà chúng ta thường thấy trên các PC, laptop, switch, router, DSLAM, máy hàn cáp quang, máy đo data, đo cáp quang và trong nhiều thiết bị dây chuyển công nghiệp. Vì vậy khi nói với nhau converter quang hay bộ chuyển đổi quang điện là người ta đang nói về thiết bị chuyển đổi từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện Ethernet (RJ45)

Ứng dụng của converter quang

  Để kết nối mạng giữ 2 switch, 2 máy tính, 2 mạng nội bộ, nói chung là giữa 2 thiết bị dùng chuẩn Ethernet thường chúng ta dung cáp xoắn cặp (twisted pair) như cáp UTP, STP, FTP… nhưng nhược điểm lớn của cáp đồng xoắn cặp là khoảng cách hoạt động bị hạn chế trong khoảng cách 100m (trên thực tế có thể dung đến ~130m tuy nhiên điều này phụ thuộc vào chất lượng cáp, chất lượng thiết bị Ethernet và tín hiệu sẽ không ổn định) ngoài ra cáp đồng xoắn cặp còn có khả năng bị nhiễu và bị sét lan truyền.

Vậy thì giải pháp nào  khi bạn cần nối mạng giữa 2 điểm trên 100m đến vài chục km ? Converter quang - bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị bạn cần phải trang bị.

Phân biệt converter quang singlemode và converter quang multimode

   Hiện nay có hai loại cáp quang thông dụng là cáp quang singlemode và cáp quang multimode vì vậy cũng có 2 loại converter quang bộ chuyển đổi quang điện tương ứng với từng loại cáp quang này. Dùng cáp quang singlemode hay multimode đều đó phụ thuộc vào yêu cầu của thực tế, cụ thể ở đây là khoảng cách.

Với khoảng cách giữa 2 điểm cần kết nối  nhỏ hơn 2km thì nên dùng cáp quang multimode, nếu khoảng cách lớn hơn 2km thì dùng cáp singlemode

          Thiết bị / module truyền dẫn tín hiệu quang

  • n   Transceiver = Transmitter + Receiver

  • n  Chế độ hoạt động: Multimode/ Single mode
  • n  Bước sóng: 850/ 1300/ 1550 nm
  • n  Đầu nối (connector): SC/LC
  • n  Công suất phát:
  • -          dBm (Decibel milliwatt) = 10 log (Power (mW) / 1 (mW))
  • -          0 dBm=1mW
  • n  Độ nhạy thu:
  • -          Light required for receiver to operate correctly

Tham khảo:  Bộ chuyển đổi video sang quang TVI BTON

FAQ 1: Tôi có thể dùng thiết bị singlemode với cáp multimode hoặc dùng thiết bị multimode với cáp singlemode hay không?

  • n  Dùng thiết bị singlemode với cáp multimodeà OK
  • n  Dùng thiêt bị multimode với cáp singlemode à No

Một số lưu ý khi mua bộ chuyển đổi quang điện

Nên chọn converter quang bộ chuyển đổi nào? Có cần phải mua thiết bị xuất xứ G7 hay không?

   Converterquang là một thiết bị thông dụng như switch/hub trong mạng nội bộ, converter quang được hàng loạt với cả lô ngàn cái, với 3 năm kinh nghiệm cung cấp thiết bị quang chúng tôi nhận thấy rằng chất lượng của converter quang khá đồng đều, xác suất lỗi rất thấp (được cho là 0.3/1000) , với những thiết bị thông dụng như thế này thì việc yêu cầu một sản phẩm từ G7 là một sự lãng phí không cần thiết. Tuy nhiên nếu khách hàng cần một converter quang bộ chuyển đổi quang điện để dùng trong những môi trường công nghiệp đặc thù như nhà máy, xí nghiệp hoặc đặt trong những tủ ngoài trời (outdoor cabinet) ... những nơi có điều kiện môi trường, khí hậu khắc nghiệt thì nên quan tâm đến dòng converter quang công nghiệp chứ không phải những dòng converter quang dân dụng (thông dụng). Mặc dù vậy cũng cần lưu ý một số điểm khi chọn mua converter quang bộ chuyển đổi quang điện:

  • Chọn mua thiết bị  từ nhà cung cấp chuyên về  thiết bị và vật tư phụ kiện mạng cáp quang, điều này sẽ có lợi cho khách hàng  trong vấn đề hậu mãi  vì nhà cung cấp  thường xuyên có thiết bị để cho khách hàng mượn khi thiết bị có sự cố và dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.
  • Nhà cung cấp có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị  và tư vấn thiết kế mạng cáp quang

FAQ 2:  Hai thiết bị khác bước sóng có thể hoạt động với nhau ?

  • —  Multi mode: 850 nm

  • —  Single Mode:

  • 1300 nm: 40 km

  • 1550 nm: 80 km

  • *      Khác bước sóng:

  • 1300 <-> 1310: OK

  • 1300 <-> 1550: No

 Công thức tính khoảng cách khi dùng thiết bị quang

  • n  Multi Mode

  • [(Công suất phát độ nhạy thu)  5(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____km

  • n  Single Mode

  • [(Công suất phát độ nhạy thu)  9(Safety Buffer) dBm]   ÷ suy hao dB/km = ____ km

  • Suy hao trên cáp:

  • -           0.4 dB/km ở bước sóng 1310nm

  • -           0.25 dB/km ở bước sóng 1550nm

  • n  Ví dụ: Cáp quang Single-mode

  • –      Công suất phát tối thiểu: -10 dBm

  • –     Độ nhạy thu tối thiểu: -33 dBm

  • –     Bước sóng λ=1310nm:

  •       => Suy hao tối đa = 0.4 dB/km

  • –     Safety Buffer= 9

  • Theo công thức: [-10 dBm (công suất phát tối thiểu) -33 dBm (đô nhạy thu tối thiểu)

  •  - 9(Safety Buffer) dBm] ÷ 0.4 dB/km(suy hao/km) = -10dBm - (-33dBm) - 9dBm ÷ 0.4dB/km = 35 (km)

Vậy thiết bị quang này chạy được khoảng cách tối đa là 35km.

Citytelecom chuyên phân phối thiết bị quang: converter quang, bộ chuyển đổi quang điện, modem quang, sfp module và các vật tư phụ kiện quang như: cáp quang, ODF, măng sông quang...

Với kinh nghiệm trên 3 năm cung cấp giải pháp và thiết bị viễn thông chuyên nghiệp cho các viễn thông tỉnh thành phố (VNPT tỉnh thành) và các khách hàng là các ngân hàng, khu công nghiệp, toà nhà văn phòng... nên chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu phù hợp với nhu cầu và kinh phí của khách hàng.
Tham khảo: Bộ chuyển đổi quang điện - loại nào tốt? chọn hãng nào? mua ở đâu?