Kính viễn vọng James Webb bi lùi ngày ra mắt đến năm 2021

| Tin tức
1068
Kính viễn vọng James Webb bi lùi ngày ra mắt đến năm 2021

Kính viễn vọng không gian James Webb bị dời ngày ra mắt cho tới sớm nhất vào tháng 3 năm 2021, khoảng 2 năm rưỡi kể từ hôm nay, theo 1 thông báo của Nasa vào hôm thứ tư.

Tổng chi phí của nghiên cứu cũng tăng lên gần 10 tỷ đô-la, so với mức ước lượng 8.7 tỷ đô-la năm 2016.

"Các vấn đề kỹ thuật, bao gồm cả lỗi của con người, đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ phát triển", NASA cho biết trong một tuyên bố.

Ban đánh giá độc lập cũng lưu ý rằng việc "lạc quan quá mức" trong quy trình kiểm tra  và "sự phức tạp của hệ thống" đã xảy ra, dẫn đến sự chậm trễ và chi phí tăng vượt mức.

Chỉ tháng trước, NASA cho biết một số ốc vít đã đã bị bong ra khỏi kính thiên văn trong một thử nghiệm rung động được thực hiện bởi nhà thầu Northrop Grumman.

Ban đánh giá đã đề xuất 32 giải pháp và NASA dự định triển khai tất cả các đề xuất đó.

“Dự án Webb nên tiếp tục dựa trên tiềm năng khoa học phi thường và duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ  trong ngành thiên văn học và vật lý thiên văn”, Tom Young, chủ tịch hội đồng kiểm tra cho biết . "Đảm bảo mọi phần tử của Webb hoạt động chính xác trước khi nó vào không gian là rất quan trọng cho sự thành công của dự án."
 

Với kích thước bằng 1 sân tennis và cao 3 tầng, kính James Webb sẽ là kính thiên văn lớn nhất từng được đưa vào vũ trụ. Nó cũng mạnh gấp 100 lần so với kính Hubble nổi tiếng, có tuổi đời 28 năm.

"Webb rất quan trọng đối với thế hệ nghiên cứu tiếp theo ngoài Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA", quản trị viên NASA Jim Bridenstine cho biết. "Nó sẽ làm những điều tuyệt vời - những điều chúng tôi chưa bao giờ có thể làm trước đây - khi chúng ta nhìn vào các thiên hà khác và nhìn thấy ánh sáng từ khi thời gian bắt đầu," ông nói.

Trong một tweet, NASA nói rằng "Webb đáng để chờ đợi."

Tên gọi của máy, James Webb, được đặt theo quản trị viên thứ hai của NASA. Dự án kính thiên văn James Webb được NASA chế tạo với sự hỗ trợ của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Canada.