Cách mạng công nghiệp 4.0 : Những điều cần biết ?

| Tin tức
2042
Cách mạng công nghiệp 4.0 : Những điều cần biết ?

Công nghiệp 4.0 là gì ?

Từ điện thoại thông minh đến tủ lạnh thông minh, công nghệ đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta - và nó cũng đang biến đổi thế giới của ngành công nghiệp.

Ngành công nghiệp 4.0 là sự kết hợp dần dần của sản xuất truyền thống và thực hành công nghiệp và công nghệ xung quanh chúng ta.

Điều này bao gồm việc triển khai M2M và Internet of Things (IoT) quy mô lớn để giúp các nhà sản xuất và cả người tiêu dùng thực hiện tự động hóa gia tăng, thông tin và truyền thông phát triển, cùng với khả năng tự học hỏi và phân tích

Các nhà máy sẽ ngày càng tự động và tự giám sát quy trình vì các máy móc bên trong có khả năng phân tích và giao tiếp với nhau và với con người. Với công nghiệp 4.0, quy trình sản xuất sẽ mượt mà hơn để giải phóng công nhân cho các nhiệm vụ khác.

Lược sử phát triển công nghiệp từ 1.0 lên 4.0 :

Công nghiệp 4.0 không phải là 1 công nghệ mới, hay là quy luật kinh doanh.

Trên thực tế , nó là một quá trình để đạt được một cách tiếp cận mới mà chúng ta không thể đạt được  10 năm trước nhờ những tiến bộ trong công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên tại  Anh chuyển từ canh tác sang sản xuất nhà máy trong thế kỷ 19

Lần thứ hai kéo dài khoảng thời gian từ những năm 1850 đến Thế chiến thứ nhất và bắt đầu với sự ra đời của thép, đỉnh điểm là việc điện khí hoá các nhà máy có khả năng sản xuất hàng loạt sản phẩm

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đề cập đến sự thay đổi từ công nghệ cơ khí và điện tử sang công nghệ kỹ thuật số diễn ra từ cuối những năm 1950 đến cuối những năm 1970.

Và giờ đây, thế giới đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo dạng số hoá.

Ngành công nghiệp 4.0 sẽ sử dụng Internet of Things và hệ thống mạng vật lý như cảm biến có khả năng thu thập dữ liệu có thể được sử dụng bởi các nhà sản xuất.

Các nhà máy thông minh sẽ là trung tâm của ngành công nghiệp 4.0, chúng sẽ nắm lấy thông tin và công nghệ truyền thông cho sự phát triển trong chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất mang lại mức độ tự động hóa và số hoá cao hơn rất nhiều.

 


Ai khởi đầu công nghiệp 4.0 ?

Một tài liệu của chính phủ Đức được phát hành vào năm 2013 là một trong những lần đầu tiên 'Industrie 4.0' được đề cập. 

Đây là tài liệu chiến lược công nghệ cao vạch ra một kế hoạch để gần như hoàn toàn tin học hóa ngành công nghiệp sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.
Angela Merkel, Thủ tướng Đức, đã phát biểu về khái niệm này vào tháng 1 năm 2015 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos,

Bà gọi 'Industrie 4.0'là "sự đối phó nhanh chóng với sự hợp nhất của thế giới trực tuyến và thế giới sản xuất công nghiệp."

Chính phủ Đức đang đầu tư khoảng 200 triệu euro (khoảng 146 triệu bảng, 216 triệu đô la, hay 278 triệu đô la Úc) để khuyến khích nghiên cứu trên khắp các học viện, kinh doanh và cơ quan nghiên cứu, Đức cũng không phải là quốc gia duy nhất đầu tư vào lĩnh vực này.

1 tổ chức tại Mỹ có tên gọi là “Liên minh Lãnh đạo Sản xuất Thông minh (SMLC)”, một tổ chức phi lợi nhuận gồm các nhà sản xuất, nhà cung cấp, công ty công nghệ, cơ quan chính phủ, trường đại học và phòng thí nghiệm, tất cả đều có mục tiêu chung là thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp 4.0.

Tất cả các nỗ lực trên đều hướng tới mục đích xây dựng một nền tảng sản xuất thông minh.

Hy vọng giải pháp này sẽ cho phép các công ty sản xuất ở mọi quy mô có thể tiếp cận công nghệ dễ dàng và giá cả phải chăng với các công nghệ mô hình hóa và phân tích có thể được tùy chỉnh để đáp ứng nhu cầu của họ.